• 36 Trương Chí Cương, P. Hoà Cường Nam, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
  • 0989223625
  • tuvan@edutab.vn

Marketing ngành giáo dục

Chi tiết khóa học

Marketing ngành giáo dục như thế nào mới hiệu quả?

Không như những ngành khác chỉ đơn giản là Facebook Ads, Google Ads nhiều người vẫn lầm tưởng. Vì chỉ suy nghĩ đơn giản đầu tư Marketing là "chạy ads", nên nhiều trung tâm liên tục đổ tiền chỉ vào hai kênh trên, khiến chi phí đầu tư vào kênh này cũng dội lên cao, thành ra chuyển đổi được nhiều nhưng lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.

Và với sự xuất hiện nhan nhãn của những mẫu tin quảng cáo với nội dung trùng lập, khách hàng gần như “trơ mặt” với những cái gọi là “quảng cáo”.

Vậy phải triển khai chiến lược marketing ngành giáo dục như thế nào cho hiệu quả?

Hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

Bài viết có tham khảo từ nguồn: Chin Media 


1.Tìm điểm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh

Mặc dù đặc thù là giáo dục và đào tạo khá khô khan nhưng để thu hút và đảm bảo được số lượng học viên đăng ký học thì bản thân doanh nghiệp phải có được những đặc điểm nổi bật giúp mình tách biệt khỏi vô số những đối thủ cạnh tranh đang “xâu xé” miếng bánh thị phần. Điều này đòi hỏi mỗi chương trình, nội dung khóa học chia sẻ phải thật sự phong phú và đa dạng, mang tính cạnh tranh cao và quan trọng hơn hết là giải quyết được chính xác nhu cầu đối tượng học viên đang cần. 

Tìm điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

2.Xác định nhóm khách hàng chính

Đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, mà đặc biệt là với các doanh nghiệp dịch vụ, khách hàng luôn là những người quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Kinh doanh ngành giáo dục, đào tạo yêu cầu mối quan hệ tương tác cao với khách hàng. Không chỉ quản lý, phân loại học viên của mình mà còn phải nắm bắt được thói quen, nhu cầu, sở thích, … của nhóm khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp mình.

Marketing trong ngành giáo dục thường hướng đến 2 nhóm khách hàng chính:

  • Thứ nhất: khách hàng là người học không phải người trả tiền: mẫu giáo mầm non, học sinh cấp 1, 2. Đối tượng nhắm đến là ba mẹ của học sinh (người có khả năng chi trả). Nhưng nội dung nhắm chính đến vẫn là các bé

  • Thứ hai: khách hàng là người học và là người trả tiền: đối tượng là các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng, doanh nghiệp phù hợp với các khóa học: kỹ năng, đào tạo chuyên sâu, NLP.

 

Cụ thể phải giải thích được:

  • Đối với nhóm khách hàng thứ nhất: phải giáo dục cho ba mẹ bé hiểu được tầm quan trọng của khóa học và lợi ích từ khóa học mang lại.

  • Đối với nhóm thứ hai: nhóm giá trị lớn => không thể 1-2 ngày có thể giải thích rõ được mà phải thông qua hệ thống giáo dục – education system cho người nghe có hiểu biết đầy đủ mới khám phá và sử dụng các dịch vụ

Giải pháp là?

3.Tối ưu hóa điểm chạm 

Bạn cần hiểu rõ cấu trúc thị trường để biết đâu là những “điểm chạm” phù hợp với loại hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược hợp lý cho từng kênh. 

Dưới góc nhìn khi vận hành trung tâm giáo dục, bạn không chỉ cần thu hút được nhiều học viên đăng ký mà còn phải thuyết phục những bậc phụ huynh (đối tượng có khả năng chi trả) tin tưởng và hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp bạn mang lại.

Điểm chạm đầu tiên cũng là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ là người trực tiếp đào tạo. Nhiều doanh nghiệp có mô hình học thử – học thử, do đó mà tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên, giáo viên cần được chú trọng.

Ngoài những bài học, kiến thức được chia sẻ trên trường lớp, nhiều đối tượng học viên cũng đang trong xu hướng “tự bơi” trong biển kiến thức tràn lan trên mạng internet, mà không biết được nó đã được kiểm chứng hay chưa, đã phù hợp với cấp độ hiện tại không. Họ lên những trang mạng để đọc, để tự thực hành theo hơn là đi học với một chuyên gia kinh nghiệm lâu năm.

Vì vậy, bạn cũng cần để ý đến những “điểm chạm” trên Digital trong ngành giáo dục & đào tạo. 

Xây dựng một hệ thống niềm tin với khách hàng thông qua những kênh online: Channel như YouTube, Website, Blog tin tức, Forum,…. và những hoạt động offline Marketing. Từ niềm tin, khách hàng sẽ nhớ đến bạn như một giải pháp khi thực sự cần đến

 

4. Phễu Marketing Automation cho ngành giáo dục

Đây là một quá trình thu thập, nuôi dưỡng và chuyển đổi lead thành paid customer. Điển hình trong lĩnh vực giáo dục, quá trình này được áp dụng bằng cách kết hợp giữa hình thức chạy quảng cáo và nuôi dưỡng thông qua email automation

Tuy nhiên, “Giá quảng cáo ngày càng tăng – Đây là điều mà những nhà quảng cáo lâu năm sẽ dễ dàng nhận thấy.

Trong những năm 2013 – 2014 khi mà quảng cáo Facebook, Google mới nở rộ thì việc chạy quảng cáo trực tiếp rất hiệu quả. Mang lại nhiều Lead (Khách hàng tiềm năng) với tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên với sự phổ biến của việc chạy quảng cáo trong những năm gần đây (hầu như ai cũng có thể chạy quảng cáo) thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Đồng thời, với sự tối ưu của Facebook, nền tảng này biết được đối tượng nào đang quan tâm gì. Vì vậy nếu một đối tượng đang quan tâm tiếng Anh, hiển nhiên Facebook sẽ chiếu những quảng cáo về các trung tâm cho những đối tượng này.

Dù quảng cáo của bạn xuất hiện trước các đối tượng tiềm năng thì các đối tượng tiềm năng này cũng có sự cân nhắc lớn do họ cũng đã tiếp cận với những quảng cáo khác của các trung tâm tương tự.

Với không ít khó khăn vừa kể trên, bản thân những marketer ngành giáo dục phải vô cùng tính toán, vẽ chiến lược cho từng điểm chạm nhưng đồng thời cũng phải thật sáng tạo để không khiến cho khách hàng cảm thấy phải nhàm chán. Bạn cần hiểu rất rõ cấu trúc thị trường, để nắm rõ những "Điểm chạm" và đưa ra chiến lược hợp lý cho từng kênh. Vì đứng dưới góc nhìn của 1 trung tâm giáo dục, bạn sẽ không chỉ cần có thật nhiều học viên đăng kí tuyển sinh, bạn đồng thời cũng phải thuyết phục đến cả những bậc phụ huynh (đối tượng có khả năng chi tiền) , thật sự tin tưởng và hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang cố gắng mang lại.

Bên cạnh đó, hình ảnh của giảng viên, người trực tiếp đào tạo cũng là những đối tượng cần được chú trọng. Bởi đây chính là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định đăng kí của khách hàng tiềm năng.

Sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng tăng, nhờ đó mà các hình thức quảng cáo tiếp thị trong ngành cũng lúc nào sôi nổi và liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, "quyết liệt" hơn bao giờ hết. Những ai có thể sớm nhanh tay nắm bắt được xu hướng thì chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn trên thị trường.

5. Học thêm kỹ năng Marketing ngành giáo dục

Nếu đã đọc qua hàng ngàn cách, nhưng vẫn chưa biết áp dụng từ đâu, áp dụng như thế nào. Hãy đăng ký ngay khóa học Marketing ngành giáo dục tại EDUTab để tự tin hơn vận hành trung tâm Giáo dục của riêng bạn!

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được ưu đãi!

Nhận xét về khóa học

Thông tin khóa học
  • Giảng viên Trần Minh Tùng
  • Ngày khai giảng
  • Thời lượng
  • Nội dung 10 bài
  • Lịch học
  • Chứng nhận
  • Số lượng học viên
  • Ưu đãi đăng ký sớm
  • Ưu đãi học viên cũ 20%
  • Học phí 0₫

Khóa học tương tự

KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GIAO TIẾP – BÁN HÀNG VÀ CSKH TỪ TÂM

KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GIAO TIẾP – BÁN HÀNG VÀ CSKH TỪ TÂM

Giao tiếp là yếu tố mở đường, quyết định cho sự thành công hay thất bại trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là trong giao tiếp với khách hàng,...
KHOÁ HỌC KỸ NĂNG QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO VÀ GIÁM SÁT BÁN HÀNG

KHOÁ HỌC KỸ NĂNG QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO VÀ GIÁM SÁT BÁN HÀNG

 "Với tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc chiếm lĩnh thị phần luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với doanh...
KHÓA HỌC SALES & MARKETING

KHÓA HỌC SALES & MARKETING

Hiện nay các chương trình đào tạo Kỹ năng Sales – chăm sóc khách hàng & Marketing còn khá rời rạc và không có tính liên kết với nhau, dẫn...
Gọi điện

Gọi điện

Messenger

Messenger

Chat Zalo

Chat Zalo